Nguyễn Minh Tiến (bút danh Nguyên Minh) là tác giả, dịch giả của nhiều tác phẩm Phật học đã chính thức xuất bản từ nhiều năm qua, từ những sách hướng dẫn Phật học phổ thông đến nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu về Phật học. Ông cũng đã xuất bản Mục lục Đại Tạng Kinh Tiếng Việt, công trình thống kê và hệ thống hóa đầu tiên của Phật giáo Việt Nam về tất cả những Kinh điển đã được Việt dịch trong khoảng gần một thế kỷ qua. Các công trình dịch thuật của ông bao gồm cả chuyển dịch từ Hán ngữ cũng như Anh ngữ sang Việt ngữ, thường được ông biên soạn các chú giải hết sức công phu nhằm giúp người đọc dễ dàng nhận hiểu. Ông cũng là người sáng lập và điều hành Cộng đồng Rộng Mở Tâm Hồn với hơn 9.000 thành viên trên toàn cầu. Hiện nay ông là Thư ký của United Buddhist Foundation (Liên Phật Hội) có trụ sở tại California, Hoa Kỳ. Tổ chức này đã tiếp quản toàn bộ các thành quả của Rộng Mở Tâm Hồn trong hơn mười năm qua và đang tiếp tục phát triển theo hướng liên kết và phụng sự trên phạm vi toàn thế giới.
Nho giáo, Đạo giáo và Phật giáo là ba cái nguồn gốc văn hóa của dân tộc Việt nam ta từ xưa. Nho giáo dạy ta biết cách xử kỷ tiếp vật, khiến ta biết đường ăn ở cho phải đạo làm người. Đạo giáo lấy đạo làm chủ tể cả vũ trụ và dạy ta nên lấy thanh tĩnh vô vi nơi yên lặng. Phật giáo dạy ta biết cuộc đời là khổ não, đưa ta đi vào con đường giải thoát, ra ngoài cuộc ảo hóa điên đảo mà vào chỗ Niết-bàn yên vui.
Ba học thuyết ấy thành ra ba tôn giáo, người ta thường gọi là Tam giáo, đều có ảnh hưởng rất sâu về đường tin tưởng và sự hành vi trong cuộc sinh hoạt của ta ngày xưa. Đến nay cuộc đời thay đổi, người ta theo khuynh hướng vật chất, coi rẻ những điều đạo lý nhân nghĩa. Đó cũng là sự dời đổi biến hóa trong cuộc đời.
Đời là biến hóa không có gì là thường định. Mỗi một cuộc biến hóa lại giống một mắt xích trong cái dây xích, rồi cái nọ tiếp giáp cái kia, thành cái dây dài không biết đâu là cùng tận. Sự biến hóa tuần hoàn ấy, kể thực ra không có gì là chuẩn đích nhất định, chẳng qua là nó theo thời mà luân chuyển. Cái trước ta cho là tốt, thì bây giờ ta cho là xấu; cái bây giờ ta cho là hay, sau này người ta lại cho là dở. Dở dở, hay hay vô thường vô định, thành ra như cái trò quỉ thuật làm cho người ta mê hoặc.
Các bậc thánh hiền đời trước, biết rõ những điều ấy, muốn tìm ra một con đường mà đi trong đám tối tăm mờ mịt, nên mới lập ra học thuyết nọ, tôn giáo kia để đưa người ta đi cho khỏi mắc phải chông gai nguy hiểm. Nho giáo, Đạo giáo và Phật giáo đều có một quan niệm như thế cả. Song mỗi một học thuyết có một tôn chỉ và một phương pháp riêng để học đạo tu thân, cho nên cách luận lý, cách lập giáo và sự hành đạo có nhiều chỗ khác nhau.
Bàn về căn nguyên của vũ trụ, thì học thuyết nào trong tam giáo cũng lấy cái lý tuyệt đối làm căn bản, cho vạn vật sinh hóa đều gốc ở cái một. Gọi cái một là thái cực, là đạo, là chân như hay là thái hư, danh hiệu tuy khác, nhưng vẫn là một lý. Chia ra thì thành trăm đường nghìn lối, mà thu lại chỉ có một. Đó là cái ý của Khổng Tử nói ở thiên Hệ từ trong Kinh Dịch rằng: "Thiên hạ đồng quy nhi thù đồ, nhất trí nhi bách lự."
Cái một ấy mới thật là cái có tuyệt đối thường định tự tại. Còn vạn vật là sự biến hóa của cái một ấy, thì chỉ là những cái có tỷ lệ tương đối, tức là những ảo tưởng vô thường mà thôi.
Título : Các bài tiểu luận về Phật giáo của Trần Trọng Kim
EAN : 9798215363584
Editorial : United Buddhist Publisher
El libro electrónico Các bài tiểu luận về Phật giáo của Trần Trọng Kim está en formato ePub
¿Quieres leer en un eReader de otra marca? Sigue nuestra guía.
Puede que no esté disponible para la venta en tu país, sino sólo para la venta desde una cuenta en Francia.
Si la redirección no se produce automáticamente, haz clic en este enlace.
Conectarme
Mi cuenta