Nguyễn Minh Tiến (bút danh Nguyên Minh) là tác giả, dịch giả của nhiều tác phẩm Phật học đã chính thức xuất bản từ nhiều năm qua, từ những sách hướng dẫn Phật học phổ thông đến nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu về Phật học. Ông cũng đã xuất bản Mục lục Đại Tạng Kinh Tiếng Việt, công trình thống kê và hệ thống hóa đầu tiên của Phật giáo Việt Nam về tất cả những Kinh điển đã được Việt dịch trong khoảng gần một thế kỷ qua. Các công trình dịch thuật của ông bao gồm cả chuyển dịch từ Hán ngữ cũng như Anh ngữ sang Việt ngữ, thường được ông biên soạn các chú giải hết sức công phu nhằm giúp người đọc dễ dàng nhận hiểu. Ông cũng là người sáng lập và điều hành Cộng đồng Rộng Mở Tâm Hồn với hơn 9.000 thành viên trên toàn cầu. Hiện nay ông là Thư ký của United Buddhist Foundation (Liên Phật Hội) có trụ sở tại California, Hoa Kỳ. Tổ chức này đã tiếp quản toàn bộ các thành quả của Rộng Mở Tâm Hồn trong hơn mười năm qua và đang tiếp tục phát triển theo hướng liên kết và phụng sự trên phạm vi toàn thế giới.
Vấn đề phiên dịch kinh điển ở Việt Nam có một số điểm đặc thù cần lưu ý. Kể từ thời điểm khoa thi bằng chữ Hán cuối cùng năm 1919 trở về trước, văn tự chính thức được sử dụng trong các hoạt động giáo dục, hành chánh và văn hóa xã hội nói chung ở nước ta vẫn là chữ Hán. Vì thế, những thế hệ người Việt Nam trước đó hầu như không có nhu cầu chuyển dịch kinh điển sang tiếng Việt (hay chữ Nôm của thời ấy). Người Trung Hoa thu thập và khắc in bộ Đại tạng kinh chữ Hán đầu tiên vào năm 971 (thời Tống Thái Tổ) thì đến năm 1008, tức là sau đó chỉ 37 năm, vua Lê Long Đĩnh đã sai người sang Trung Hoa thỉnh được Đại tạng kinh về Việt Nam. Và việc tiếp cận với Đại tạng kinh bằng chữ Hán hoàn toàn không có khó khăn gì về mặt ngôn ngữ đối với tầng lớp trí thức thời ấy, bởi chữ Hán là loại chữ viết chính thức mà họ được đào tạo.
Như vậy, với sự hiện diện của Đại tạng kinh chữ Hán tại Việt Nam, tầng lớp trí thức hầu như đã dễ dàng tiếp thu giáo lý đạo Phật. Hơn thế nữa, tuy chúng ta vẫn được nghe đề cập đến một số bản kinh dịch sang chữ Nôm, nhưng với điều kiện thực tiễn của đất nước ta từ thế kỷ 19 trở về trước, có thể nói số người đọc được thông thạo chữ Nôm còn ít hơn cả số người giỏi chữ Hán. Chưa nói đến một trở ngại khác nữa là chữ Nôm chưa có sự nhất quán, mà được viết khác nhau ở từng vùng miền hoặc tùy theo vị thầy dạy. Vì thế, chúng ta không lấy làm lạ khi người Việt Nam trước đây không đặt ra vấn đề phiên dịch kinh điển.
Nói cách khác, tất cả những thế hệ trước đây của người Việt đều đã tiếp nhận Phật pháp chủ yếu từ Hán tạng, từ các bậc danh tăng lỗi lạc thời Lý, Trần... cho đến những vị tôn túc gần đây như Thích Trí Tịnh, Thích Trí Quang, Thích Thanh Từ... cũng đều là những người đã tiếp nhận Phật pháp từ kinh văn chữ Hán.
Nhưng vấn đề đã thay đổi kể từ khi chúng ta khai tử chữ Hán trong đời sống xã hội và bắt đầu sử dụng chữ quốc ngữ ngày càng rộng rãi. Những thế hệ nối tiếp dần dần xa lạ với chữ Hán, xem đó như một thứ ngôn ngữ học thuật không còn phổ biến, và ngay cả những từ Hán Việt trong ngôn ngữ thường ngày đôi khi cũng bị một số người xem là khó hiểu. Như vậy, việc tiếp cận lời dạy của Phật qua Đại tạng kinh chữ Hán đối với những thế hệ từ nay về sau là điều hết sức khó khăn, hay nói cách khác thì khả năng này chỉ có được ở một thiểu số hiếm hoi. Vì thế, nhu cầu chuyển dịch Đại tạng kinh sang tiếng Việt là điều cấp thiết.
Título : Mục lục Đại Tạng Kinh Tiếng Việt
EAN : 9798215881057
Editorial : United Buddhist Publisher
El libro electrónico Mục lục Đại Tạng Kinh Tiếng Việt está en formato ePub
¿Quieres leer en un eReader de otra marca? Sigue nuestra guía.
Puede que no esté disponible para la venta en tu país, sino sólo para la venta desde una cuenta en Francia.
Si la redirección no se produce automáticamente, haz clic en este enlace.
Conectarme
Mi cuenta